084.638.1386

3 nguyên nhân dẫn đến viêm phổi phổ biến nhất

Bệnh viêm phổi không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam chúng ta, một đất nước xinh đẹp có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Để hiểu biết rõ hơn về căn bệnh về phổi này, thì chúng ta cần nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh. Hãy cùng Giải pháp chăm sóc Việt tìm hiểu nhé!

Bệnh viêm phổi là gì?

Bệnh viêm phổi chính là tình trạng bị viêm của các phế nang trong phổi. Tình trạng viêm này có thể xuất hiện ở một vùng, một bên phổi hoặc toàn bộ phổi. Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải là trẻ nhỏ, người già và bệnh nhân có hệ miễn dịch kém.

Đây là căn bệnh phổ biến, không phân biệt giới tính, dễ nhiễm phải. Bệnh nhân khi mắc sẽ có triệu chứng như tức ngực, khó thở, ho nhiều. Ngoài ra, người bệnh còn mệt mỏi, thở nhanh, sốt cao, nôn mửa. Tùy từng vào mức độ tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà sẽ có biểu hiện khác nhau.

Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi

Những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất.

Viêm phế nang phổi do vi khuẩn

Viêm phổi do vi khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng phổi, là hậu quả của quá trình vi khuẩn xâm nhập vào phổi, gây ra các tổn thương. Bệnh về phổi do vi khuẩn cũng vô cùng nguy hiểm. Thông thường bệnh không quá đáng sợ, nhưng một vài trường hợp nhất định có thể dẫn tới tử vong.

Một vài loại vi khuẩn điển hình gây bệnh phổi như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Anaerobes hay Mycobacterium tuberculosis,…

Viêm phổi do vi khuẩn
Viêm phế nang phổi do vi khuẩn

 

Mycobacterium tuberculosis:

Là một trực khuẩn dài từ 3 – 5 μm, hai đầu tròn, không có long, kháng cồn, kháng acid. Khả năng tồn tại trong điều kiện tự nhiên của Vi khuẩn trong khoảng 3 – 4 tháng.

Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Người nhà có thể bị lây nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ nước bọt, đờm, dịch tiết. Vì thế khả năng lây nhiễm bệnh trong cộng đồng là rất lớn.

Streptococcus pneumoniae:

Là vi khuẩn gram dương, tan máu alpha, hiếu khí, xếp đôi. Chủng vi khuẩn này có thể gây viêm các vùng khác nhau trên cơ thể, trong đó có viêm phổi cộng đồng, và được biết đến với cái tên Phế cầu khuẩn.

Haemophilus influenzae:

Hay còn gọi là vi khuẩn Hib, là vi khuẩn nhỏ, gram âm và có rất nhiều hình dạng khác nhau. Loại vi khuẩn này thuộc dòng kỵ khí và ưa khí. Đây là vi khuẩn phổ biến gây bệnh viêm phế nang phổi đối với các trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

Ngoài ra chúng ta còn biết đến một vài loại vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình, gây ra các triệu chứng nhẹ, không quá nguy hiểm như Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae,…

Viêm phế nang phổi do virus

Viêm phổi do virus vô cùng phổ biến, thậm chí nhiều chủng loại gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các chủng virus phổ biến thường gây bệnh cho trẻ nhỏ.

Một vài loại virus quen thuộc như các chủng virus cúm, parainfluenza, Adenovirus, Rhinovirus,…

Viêm phổi do virus
Viêm phế nang phổi do virus

Virus cúm:

Chúng thường có hình cầu không đều, cấu trúc gồm vỏ bọc nhiều lớp được phủ hai loại gai polipeptit. Chúng tiết ra enzyme Noraminidaza để giải phóng các virus khỏi tế bào hiện tại và tiếp tục gây bệnh cho các tế bào lành khác.

Đây là loại virus phổ biến gây ra tình trạng bệnh phổi ở người trưởng thành. Các loại virus cúm phổ biến như virus cúm A, virus cúm B, virus cúm C,…

Adenovirus:

Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở người nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt chúng gây ra viêm phổi cho trẻ em với tỷ lệ tử vong từ 8-10%. Chúng là nguyên nhân gây nên các triệu chứng viêm họng cấp, viêm đường hô hấp cấp và viêm phế nang phổi.

Bệnh nhân khi mắc thường sốt cao 39 độ C, ho, chảy nước mũi và tổn thương ở phổi. Các tổn thương này có thể lan rộng, để lại di chứng và nghiêm trọng hơn là có thể gây tử vong. Viêm phế nang phổi do Adenovirus có những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong với tỷ lệ tử vong 8- 10% khi mắc bệnh.

Corona:

Đây là họ một virus lớn, được xác định là có nhiều chủng lây nhiễm sang người và là nguyên nhân dẫn đến viêm đường hô hấp cấp. Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và dễ lây lan.

Tùy thuộc vào mức độ lây nhiễm mà các bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau, nhưng vẫn có những biểu hiện chung như người mệt mỏi, sốt, ho dữ dội và khó thở,… Covid 19 đang ngày càng phức tạp với nhiều biến thể, và nguy hiểm khi hoàn toàn có thể lấy đi tính mạng người bệnh.

Viêm phế nang phổi do nấm

Viêm phổi do nấm chiếm phần nhỏ, nhưng cũng cần cảnh giác và đề phòng. Nguyên nhân do nấm sẽ phổ biến hơn ở những người có hệ miễn dịch kém, người khỏe mạnh bình thường sẽ ít gặp hơn. Một số loại nấm thường gặp như Candida albicans, Aspergillus,…

Viêm phổi do nấm
Viêm phổi do nấm

 

Candida albicans: Viêm phế nang phổi do Candida nói chung chỉ giới hạn ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, người bị nhiễm trùng sau khi lan từ máu đến phổi. CT scan ngực thường cho thấy nhiều nốt sần phổi.

Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau: sốt, ho (thường ho không kèm đờm), đau ngực, khó thở. Các triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp hạch trung thất chèn ép trong các bệnh nấm dịch tễ, đông đặc phổi – Cọ màng phổi.

Aspergillus: theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh phổi do nấm Aspergillus là 14,6 triệu ca/năm. Tỷ lệ tử vong là 1,6 triệu ca/năm. Hầu hết bệnh nhân thường đến khám khi ho ra máu kéo dài không rõ lý do. Và đi kèm triệu chứng sốt kéo dài kèm đau ngực, ho khạc đờm kéo dài kèm khó thở như hen.

Bệnh nấm phổi nếu kéo dài không được điều trị thì các bào tử nấm sẽ lan tràn và gây bệnh cơ quan khác như: nấm não – màng não, tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn… Thậm chí là nhiễm nấm huyết. Bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm trùng nhiễm độc, suy kiệt hoặc biến chứng nặng nề như ho ra máu ồ ạt.

Các nguyên nhân gây viêm phổi khác

Ngoài những nguyên nhân vừa kể đến, còn rất nhiều nguyên nhân liên quan đến bệnh viêm phế nang phổi. Bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc các bệnh khi đang điều trị các bệnh khác, khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, tim mạch, COPD, giãn phế quản, tiểu đường,…

Lối sống không lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh về phổi của bạn cao hơn. Khi dùng các chất kích thích như ma túy, rượu bia quá mức, hút thuốc lá,… cũng ảnh hưởng cực nặng nề đến hệ thống miễn dịch, vi sinh vật sẽ lây nhiễm dễ hơn.

Viêm phổi do nguyên nhân khác
Bệnh về phổi do nguyên nhân khác

 

Trên đây là những chia sẻ hữu ích nhất về nguyên nhân gây bệnh viêm phổi. Hãy để Giải pháp chăm sóc Việt đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình.

> Xem thêm: Hướng dẫn đo Huyết áp chính xác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *