Các bệnh lý về dạ dày có tỉ lệ tăng cao, đặc biệt là ở giới trẻ. Những thói quen nguy hiểm nào đang làm tổn hại đến dạ dày của bạn? Giải Pháp Chăm Sóc Việt xin đưa ra 5 thói quen nguy hiểm gây viêm loét dạ dày.
Viêm loét dạ dày là gì?
Dạ dày hay bao tử là “túi đựng thức ăn” quan trọng trong cơ thể, là bộ phận then chốt trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Viêm loét xuất hiện ở dạ dày khi có tác nhân gây bệnh làm tổn thương vùng niêm mạc dạ dày.
Các vết loét này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh dạ dày không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm
Viêm loét dạ dày
Triệu chứng của viêm loét dạ dày
Hình dáng dạ dày giống với chữ J, có hai đầu, một đầu nối với thực quản, đầu kia nối liền với ruột non nên khi viêm loét dạ dày, người bệnh thường cảm thấy đau đớn vùng thượng vị. Bệnh nhân có thể ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu.
Triệu chứng viêm loét dạ dày
5 thói quen nguy hiểm gây viêm loét dạ dày
Thường xuyên nhịn đói, bỏ bữa
Công việc, cuộc sống bận rộn khiến bạn chán ăn, thường xuyên bỏ bữa, nhịn ăn. Thói quen này vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể. Dạ dày của bạn phải đối mặt với việc luôn trống rỗng, dù tiết nhiều dịch vị nhưng không có thức ăn tiêu hóa. Lâu dần, dạ dày có thể tạo những vết viêm loét.
Đặc biệt với nhiều người muốn giảm cân, việc nhịn ăn là sai lầm, gây ra nhiều hệ lụy về sau. Dạ dày của bạn bị tổn thương, rối loạn tiêu hóa và mất cân bằng dinh dưỡng, xuất hiện tình trạng mệt mỏi, mất kinh, đau ốm.
Nhịn đói, bỏ bữa gây viêm loét dạ dày
Dinh dưỡng không cân bằng kiềm và axit
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ có hại cho cơ thể con người. Trước khi đổ lỗi cho dạ dày tiết quá nhiều dịch vị thì nên xem xét lại chế độ ăn của bản thân bạn. Các thực phẩm như trứng, thịt, cá, sữa,… có lượng axit cao, nên nạp vừa đủ.
Gốc axit dư thừa có thể gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan bộ phận, từ đó gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Hệ bạch huyết cùng suy giảm, hệ miễn dịch và sức đề kháng kém đi là nguyên nhân dẫn đến tất cả các loại bệnh, trong đó có viêm loét dạ dày.
Thay vào đó, bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm có tính kiềm như các loại rau xanh, đậu nành, trái cây, hạt hạnh nhân, hạt dẻ,… Trung hòa được lượng axit và kiềm trong cơ thể là tiền đề giúp cơ thể bạn mạnh khỏe.
Viêm loét dạ dày do ăn nhiều thực phẩm chứa gốc axit
Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ
Thực tế cho thấy, trong ớt chứa capsaicin, hạt tiêu có piperine, đây đều là những thành phần tốt, hỗ trợ giảm cân và làm lành vết viêm loét dạ dày, đặc biệt là sự viêm loét của đường tiêu hóa. Nhưng nó chỉ đúng khi bạn dùng một liều lượng nhỏ nhất định.
Capsaicin và piperine sẽ làm cho niêm mạc dạ dày, thực quản của bạn bị sưng tấy. Từ đó, làm tăng quá trình sản xuất axit và dịch vị tiêu hóa, khiến cho các vết viêm loét tại dạ dày cũng như tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
Viêm loét dạ dày do đồ ăn cay nóng
Thường xuyên thức khuya
Thức khuya có rất nhiều tác hại, một trong những cơ quan chịu tổn thương nặng nề là dạ dày. Dạ dày không được nghỉ ngơi sẽ tiếp tục tiết thật nhiều dịch vị chứa axit từ đó nguy cơ viêm loét sẽ tăng cao.
Thức khuya gây viêm loét dạ dày
Lo âu, căng thẳng
Tâm lý, cảm xúc ảnh hưởng cực kì lớn tới não bộ, và các cơ quan khác trong cơ thể. Bạn có biết, khi lo âu, căng thẳng, dạ dày sẽ tăng tình trạng co bóp. Nếu điều đó lặp đi lặp lại trong thời gian dài, dạ dày sẽ bị tổn thương dẫn tới tình trạng đau đớn.
Ngoài ra, khi căng thẳng, lo âu, dạ dày cũng tăng khả năng tiết dịch axit khiến cho tình trạng viêm loét dẫn đến nhanh chóng hơn hoặc cơn viêm loét của người bệnh thêm phần đau đớn. Lo âu, căng thẳng còn khiến bạn thừa cân, béo phì, rối loạn tiêu hóa.
Căng thẳng gây viêm loét dạ dày
Trên đây là 5 thói quen xấu nhiều người mắc phải gây tình trạng viêm loét dạ dày. Hãy thăm khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh.