Hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, được khởi phát bởi các yếu tố kích thích (thường là tác nhân dị ứng). Đây là căn bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở Việt Nam.
Hen phế quản Là gì?
Hen phế quản (còn được gọi là hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, gây co thắt, phù nề, tăng tiết đờm và tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần.
Hen suyễn thường xảy ra vào sáng sớm hoặc đêm khuya, vì lúc này thời tiết có nhiều thay đổi.

Triệu chứng của bệnh hen phế quản
Bệnh hen sẽ kèm theo những triệu chứng quen thuộc như:
– Xuất hiện cơn khò khè tái đi tái lại nhiều lần;
– Cơn ho về đêm tái phát nhiều lần;
– Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức; hoặc tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm;
– Bị “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày;
Các triệu chứng có cải thiện khi điều trị thuốc hen ( giãn phế quản và chống viêm).
Bệnh sẽ được chẩn đoán rõ rệt hơn khi thực hiện đo chức năng hô hấp. Ngoài ra, Test kích thích phế quản với methacholine hoặc histamin có thể được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ hen suyễn mà đo chức năng hô hấp bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh hen ở mọi độ tuổi
Nguyên nhân hen suyễn do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự hình thành, phát triển của bệnh.
Do dị ứng
Đây là tác nhân thường gặp nhất. Hen suyễn có thể được hình thành khi bạn gặp các dị nguyên đường hô hấp như: bụi, phấn hoa, long động vật, khói thuốc,… ngoài ra còn có các chất hóa học trong công nghiệp.
Các tác nhân gây dị ứng khá phổ biến khác là đồ ăn như hải sản, lạc,…

Do vận động mạnh
Bệnh hen thường xảy ra ở những người có cường độ tập luyện cao. Khi vận động mạnh, cơ thể cần lượng lớn oxy và chúng ta có xu hướng thở nhanh và gấp bằng miệng. Khi đó, đường thở dễ bị hẹp do phản ứng nhiều với không khí khô hanh.

Do virus
Virus này là một trong những nguyên nhân chính gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ dưới 2 tuổi. Triệu chứng nhiễm RSV có thể giống như hen. Khoảng 30% trẻ em bị viêm tiểu phế quản sau đó tiến triển thành hen suyễn phế quản.

Do các tác nhân khác
Ngoài những tác nhân như trên, hen suyễn còn do di truyền khi trong gia đình có người đã mắc bệnh, do yếu tố tâm lý luôn căng thẳng, lo âu.
Biến chứng của bệnh hen phế quản
Bệnh về phế quản gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt với trẻ em, khi mắc bệnh chúng thường chậm phát triển thể chất, do hoocmon sinh trưởng bị giảm khi ngủ khó thở. Ngoài ra, trẻ có thể mắc các biến chứng như biến dạng lồng ngực.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị các biến chứng như tâm phế mạn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, khí phế thũng, xẹp phổi, suy hô cấp,… và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Trên đây là một vài nét cơ bản về bệnh hen phế quản. Trước những đau đớn và nguy hiểm của bệnh gây ra, mỗi chúng ta cần học cách phòng tránh, chăm sóc và bảo vệ cơ thể của riêng mình.
Để biết thêm về các kiến thức về y học và các bệnh lý khác, hãy tham khảo Bài viết từ Giải pháp chăm sóc Việt.
Mọi thắc mắc về tăng đề kháng, miễn dịch, xin liên hệ đường dây nóng 846381386 để được giải đáp.
>> Xem thêm: